
Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao – Covid 19 và cách phòng tránh
“Siêu bão” Covid-19 đang tàn phá nghiêm trọng trên toàn thế giới. “Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao” Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình nhé!
Những đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao
Người từ 65 tuổi trở lên
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người trên 65 tuổi là đối tượng dễ bị mắc covid 19 và có nguy cơ tử vong cao hơn so với các đối tượng khác là vì:
– Chức năng hệ miễn dịch của người cao tuổi suy giảm: Khi tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người ngày càng thoái hóa và suy giảm các chức năng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần. Hệ miễn dịch giảm khiến người cao tuổi gặp khó khăn trong cuộc chiến chống lại virus tấn công cơ thể.
– Các phản ứng viêm quá mức: Khi tuổi tác tăng cao và kéo theo mức độ viêm cao sẽ làm tổn thương phổi, thận và tác động đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
– Dễ bị biến chứng: Hầu hết, người cao tuổi thường có tình trạng bệnh lý nền, do vậy khi bị Covid-19, các virus sẽ xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn ở bệnh tim, thận, gan.
Đây chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Những người mắc bệnh phổi mạn tính
Những người mắc bệnh phổi mạn tính cũng thuộc trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất. Trong đó, những người mắc bệnh phổi bao gồm các bệnh lý về hô hấp như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi và các bệnh liên quan đến phổi khác.
Khi virus tấn công vào cơ thể nó sẽ dẫn đến tình trạng tình trạng xơ hóa và mất đi tính đàn hồi của phổi, làm giảm khả năng tự thở của người mắc COVID-19 và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị suy giảm miễn dịch
Tiếp theo, câu trả lời cho câu hỏi các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất đó chính là người bị suy giảm miễn dịch.
Suy giảm miễn dịch đặc trưng ở những người nhiễm HIV, người trải qua quá trình hóa trị và xạ trị ung thư, người ghép tạng; người bị suy giảm miễn dịch di truyền. Suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tăng khả năng mắc bệnh nặng khi nhiễm covid 19.
Người mắc bệnh tim mạch
Trên thực tế, hệ thống hô hấp và hệ thống tim mạch được liên kết chặt chẽ với nhau.
Ở những người mắc bệnh tim mạch từ trước, khi bị mắc covid 19, phổi sẽ bị nhiễm trùng và tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến gánh nặng cho tim và có khả năng cao bộc phát cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Người mắc bệnh đái tháo đường
Người mắc bệnh đái tháo đường thường xảy ra tình trạng tăng đường huyết. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm toan. Trong đó, các axit có tên là ketone sẽ làm giảm sản xuất tế bào miễn dịch và có thể làm tăng khả năng bị lây nhiễm COVID-19.
Người mắc bệnh gan, bệnh thận mãn tính
COVID-19 có thể làm phức tạp bệnh gan, bệnh thận có sẵn ở một số người, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nặng và tử vong. Ngoài ra, một số loại thuốc bao gồm kháng sinh hay các loại thuốc dùng trong điều trị Covid-19 như thuốc chống virus và steroid cũng gây hại cho tế bào gan và thận.
Người béo phì

Người bị bệnh béo phì có liên quan đến các rối loạn sức khỏe bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim, gan nhiễm mỡ, và bệnh thận. Các bệnh này sẽ khiến tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19.
Các nhóm đối tượng kể trên chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất hiện nay.
Các biện pháp phòng chống covid 19 được bộ y tế khuyến cáo
Tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp, chính vì vậy mỗi người dân phải có ý thức phòng chống để bảo vệ người thân và cộng động như:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đúng cách hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có cồn, ít nhất 60% cồn.
– Luôn thực hiện nghiêm chỉnh việc đeo khẩu trang nơi công cộng.
– Tránh đưa tay lên các bộ phận như mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi phải che miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay áo.
– Phải tăng cường vận động, rèn luyện, bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
– Khi có các dấu hiệu như sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, bạn nên tự cách ly tại nhà và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
– Tự cách ly, theo dõi sức khỏe nếu trở về từ vùng dịch và khai báo y tế đầy đủ trên tờ khai báo trực tuyến cũng như thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn thông tin về các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao và các biện pháp phòng chống Covid-19. Hy vọng rằng với thông tin trên các bạn sẽ thực hiện nghiêm chỉnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.