
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp tránh các biến chứng nguy hiểm
Tăng huyết áp là một căn bệnh phổ biến hiện nay, hậu quả gây ra rất nghiêm trọng là tử vong hoặc là tàn phế suốt đời. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ thêm một hoặc nhiều năm.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp hay còn gọi là bệnh cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch lên cao hơn so với bình thường. Bệnh có thể diễn biến âm thầm, không có bất cứ triệu chứng gì cho đến khi lên cơn đau tim hoặc đột quỵ. Khi đo huyết áp bác sĩ thường sử dụng hai chỉ số bao gồm huyết áp tâm trương (số sau) và huyết áp tâm thu (số trước). Chỉ số huyết áp dưới khoảng 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi chỉ số này tăng lên 140/90 mmHg thì là bị cao huyết áp. Huyết áp cao có thể dẫn đến tổn thương động mạch, thận và mắt. Nghiêm trọng hơn bệnh nhân tăng huyết áp có thể bị suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người…

Áp dụng các biện pháp giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp là một việc làm cần thiết. Việc làm này giúp giảm các biến chứng nguy hiểm và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Bệnh tăng huyết áp diễn biến âm thầm và trầm trọng hơn nếu như không được phát hiện sớm. Vì vậy các gia đình có người bị huyết áp cao cần hết sức chú ý quan sát để phát hiện sớm bệnh giúp giữ sức khỏe, tuổi thọ cho bệnh nhân.
Khi nào bệnh nhân tăng huyết áp cần đến bệnh viện?
Khi chỉ số huyết áp cao hơn 140/90 mmHg được cho là cao huyết áp. Để phát hiện sớm bệnh cần thường xuyên kiểm tra, đo chỉ số huyết áp. Ngoài ra nếu có một trong những dấu hiệu sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ và xin lời khuyên:
- Cảm thấy có cơn đau đầu dữ dội
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mất thăng bằng
- Trong mắt xuất hiện tia máu hoặc kết mạc bị xuất huyết
- Khó thở, tim đập nhanh, khó thở
- Thị lực suy giảm, nhìn mọi thứ bị mờ
- Buồn nôn, muốn ói mửa
- Mất ngủ, suy giảm sức khỏe
- Chảy máu cam, đi tiểu ra máu tươi…
Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề, cơ thể đang lên tiếng. Tuy nhiên vì chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên nhiều người thường bỏ qua không đến gặp bác sĩ ngay để dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp
Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp
Ngoài việc tuân thủ việc uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ, ăn theo chế độ dinh dưỡng riêng cũng góp phần giúp bệnh nhân tăng huyết áp cải thiện được sức khỏe của mình. Bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn nhạt đi, nêm ít muối vào đồ ăn. Mỗi ngày một người chỉ cần ăn 5 gram muối là đủ, nếu ít hơn thì càng tốt. Khi giảm lượng muối nạp vào cơ thể sẽ khiến chỉ số huyết áp giảm xuống đáng kể.
Ngoài ra người mắc bệnh huyết áp cao nên giảm bớt các thức ăn nhiều chất béo, đường ngọt và tránh các thức ăn có chứa mỡ động vật. Ngược lại cố gắng ăn nhiều rau xanh hơn, trái cây tươi và các loại hạt để tăng cường chất xơ. Trong rau, củ, quả có chứa rất nhiều magie, canxi, kali… đây là những chất rất quan trọng giúp ổn định chỉ số huyết áp. Chuối là một trong những loại quả có tác dụng hạ đường huyết và chống đột quỵ rất tốt.

Các bài tập dành cho người bị tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp có thể áp dụng một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp hoặc chạy bước nhỏ để giảm chỉ số huyết áp xuống. Quá trình tập luyện phải kiên trì vì phải sau 2-3 tháng bệnh nhân mới có thể cảm nhận được sự đổi thay. Bệnh nhân cần thực hiện liên tục, thường xuyên, mỗi ngày và tăng dần cường độ lên. Đồng thời lắng nghe cơ thể mình xem có phù hợp với chế độ tập luyện đó hay không tránh tập quá sức gây hại đến sức khỏe. Mỗi ngày tập luyện khoảng 30 là tốt nhất. Những bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi hoặc bị nặng nên tránh các động tác vận động mạnh.
Cách phòng bệnh tăng huyết áp
Để có thể phòng tránh bệnh tăng huyết áp, mọi người có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động thể lực và hạn chế nạp vào cơ thể các chất kích thích độc hại.
- Giảm cân nếu như đang có cân nặng cao hơn so với tiêu chuẩn
- Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao
- Không uống rượu bia, hạn chế hút thuốc lá
- Theo dõi huyết áp, thường xuyên đo và ghi lại chỉ số huyết áp
- Ăn ít muối và các thức ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật
- Ăn các thực phẩm ít mỡ như thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc
- Ăn nhiều sữa tách bơ, sữa chua và sữa đậu nành
- Uống nước rau luộc, uống nước râu ngô hoặc chè hạt sen, chè hoa nhài.
Trên đây là một số thông tin về việc giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp. Để có thể chữa lành căn bệnh tăng huyết áp không phải là đơn giản. Quá trình trị liệu đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp của bản thân bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cùng bác sĩ. Chúc bạn đọc sẽ có một sức khỏe tốt và an lành.